[ Tư Duy Chốt Đơn ] : THÀNH CÔNG CHỐT SALE CHỈ SAU 3 BƯỚC ĐÀM PHÁN!

Bạn từng mất ít nhất bao nhiêu thời gian để thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm của mình? 

Bạn có từng để vọt mất khách hàng tiềm năng chỉ vì đàm phán không thành công?

Đừng lặp lại những lỗi sai trong kinh doanh của mình sau khi lĩnh hội được nghệ thuật chốt đơn 3F mà HiTRue Authentic chia sẻ ngay sau đây bạn nhé!

1. CÙNG CẢM GIÁC (FEEL)- Hãy luôn tỏ ra đồng cảm với quan điểm của khách hàng

Không chỉ riêng khách hàng mà bất cứ ai khi đưa ra quan điểm của mình cũng muốn được mọi người xung quanh lắng nghe và tôn trọng. Dù bạn có khao khát chốt đơn đến đâu thì hãy luôn bình tĩnh lắng nghe ý kiến của khách hàng, kéo gần khoảng cách với khách hàng bằng việc:

  • Thay đổi cách xưng hô (nếu xác định được tuổi tác của người mua)
  • Sử dụng các mẫu câu “ Tôi/Em/ Mình hoàn toàn hiểu vì sao bạn lại nghĩ như vậy hay bạn lại lựa chọn như vậy,..
  • Không đáp lại khách hàng bằng từ “ Vâng” hay “ đồng ý”. Thay vào đó, hãy sử dụng từ “Dạ” một cách đầy thiện chí, nhẹ nhàng nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng đồng tình với quan điểm của khách.

2. CÙNG HÀNH ĐỘNG (FELT)- Đã từng có rất nhiều người làm như bạn…

Bước số 2 được coi là bản lề của cuộc trò chuyện thuyết phục khách hàng, là giai đoạn bạn bắt đầu định hướng tư tưởng và tầm nhìn của khách hàng vào trong tầm kiểm soát của mình. Khi khách hàng đang thỏa sức chỉ ra những lí do riêng của họ, bạn hãy tinh tế ngắt lời. Điều bạn cần làm sau đó là:

  • Tiếp tục ghi nhận ý kiến “ Tôi đã từng thấy rất nhiều người có suy nghĩ như bạn và thường thì khách hàng nào cũng sẽ có tâm lý như thế…”
  • Lắng nghe nhưng không đồng tình, hãy bắt đầu thuyết phục khách từ việc hướng tới những đối tượng chung 

Ví dụ: “ suy nghĩ của bạn là hoàn toàn hợp lý nhưng với nhiều năm kinh nghiệm của mình, tôi xin đưa ra một số những góp ý để bạn tham khảo…”

3. CÙNG KẾT QUẢ(FOUND)- CHỐT SALE

  • Chỉ ra kết quả tốt mà khách hàng có thể nhận được nếu như nghe theo lời khuyên của bạn và chắc chắn về những hậu quả xấu
  • Vận dụng tâm lý “ Tuy không liên quan nhưng thuyết phục” để khách hàng tin tưởng rằng bạn hoàn toàn là người có đủ chuyên môn, kiến thức trong lĩnh vực mà họ đang có nhu cầu
  • Không công kích, chê bai sản phẩm đối thủ

Ví dụ: Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề này, tiếp xúc với nhiều khách hàng và thường xuyên cafe chém gió với bên hãng đó, tôi xin đảm bảo rằng những lợi ích về giá cả và chất lượng tôi đề cập đến là đáng tin tưởng.

Nắm được tư duy đàm phán sẽ giúp bạn tiếp cận gần hơn với sự tin yêu từ khách hàng! Note lại ngay bạn nhé.

Bài viết được trích từ https://youtu.be/umTK3kalA2A của anh Vũ Minh Trường. Chân thành cám ơn anh đã chia sẻ kiến thức hữu ích.